Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn – Phần 4

Cập nhật: 15/09/2017 10:47 - Lượt xem: 1472

Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn

Những phụ kiện của kính thiên văn

Ống phóng (Barlow lens), Kính lọc (Filter), Motor tự động (Electronic drive), CCD cho kính thiên văn (CCD camera), Adapter máy ảnh (Camera adapter)

Ống phóng là bộ phận có thiết kế giúp làm tăng độ dài tiêu cự của vật kính khi được gắn vào kính thiên văn. Vị trí nó nằm giữa vậy kính và thị kính. Có 2 loại ống phóng thường gặp là ống phóng 2x và ống phóng 3x. Khi được gắn thêm vào ống phóng sẽ giúp tăng bội giác của kính thiên văn lên 2 hoặc 3 lần. Một ưu điểm rất hay của ống phóng là giúp người sử dụng không phải dùng quá nhiều thị kính mà vẫn có được giá trị bội giác mong muốn. Ví dụ bạn có hai thị kính có bội giác lần lượt là 30x và 90x, với một ống phóng 2x bạn có thêm hai độ bội giác 60x và 180x cho kính của mình, tương tự việc sở hữu 4 thị kính. Lưu ý: Không nên quá lợi dụng ống phóng để tăng bội giác, vì bạn nên nhớ độ bội giác tỉ lệ nghịch với chất lượng hình ảnh.

14 - Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn - Phần 4
Ống phóng 2x

Kính lọc (Filter)

Kính lọc là một vòng thấu kính được gắn vào vật kính hoặc thị kính của kính thiên văn với mục đích ngăn cản các bước sóng ánh sáng không mong muốn hoặc nguy hiểm cho người quan sát để thu được hình ảnh tốt nhất. Có rất nhiều loại kính lọc phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau, ví dụ như: kính lọc mặt trời (Solar filter), kính lọc mặt trăng (moon filter), kính lọc màu (colour filter), kính lọc tinh vân (nebula filter)…
Lưu ý với kính lọc mặt trời tốt nhất nên chọn loại kính gắn ở vật kính (loại này khá đắt) để đảm bảo cho an toàn của đội mắt bạn.

image028 - Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn - Phần 4

Kính lọc mặt trời

Motor tự động (Electronic drive)

Đây là một phụ kiện cho chân đế theo tọa độ xích đạo trời của kính thiên văn. Với những quan sát bình thường thì motor tự động này không cần thiết nhưng khi bạn có nhu cầu quan sát với bội giác lớn hoặc nhiếp ảnh thiên văn (astrophotography) thì nó trở nên cần thiết. Motor tự động có nhiều thiết kế tùy vào kiểu chân đế, hoạt động nhờ nguồn pin, acqui hoặc điện. Nhiệm vụ quan trọng nhất của motor là giúp cho kính thiên văn luôn luôn di chuyển theo thiên do sự chuyển động của thiên cầu theo thời gian (bằng cách xoay trục cực), giúp cho người dùng có thể quan sát đối tượng trong thời gian dài để nghiên cứu, chụp ảnh mà không phải chỉnh kính liên tục. Ngoài ra một số motor còn có chức năng xoay trục cực, trục nghiêng theo điều khiển của người quan sát.
Kinh nghiệm: Khi sử dụng bội giác trên 100x, việc lắp thêm motor là rất cần thiết, nếu không bạn sẽ rất bực mình khi phải chỉnh lại kính sau mỗi khoảng thời gian rất ngắn (30s – 1 phút).

image030 - Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn - Phần 4

Bộ motor tự động

CCD cho kính thiên văn (CCD camera)

CCD là bộ phận chuyên môn phục vụ pho nhu cầu nhiếp ảnh thiên văn (astrophotography) bằng kính thiên văn. Nguyên tắc hoạt động khá giống với máy ảnh kĩ thuật số nhưng không có hệ thống ống kính . Phần chính của CCD chính là một cảm biến ảnh (CCD) có các tế bào cảm quang điện tử để ghi nhận hình ảnh từ kính thiên văn. CCD có rất nhiều loại từ loại phổ thông đến cao cấp cho những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. CCD cũng có các thông số giống như máy ảnh số như :thời gian lộ sáng (exposure), độ nhạy sáng (ISO), độ phân giải (Resolution). Nếu đam mê nhiếp ảnh thiên văn, bạn cũng có thể “tậu” cho mình một CCD giá rẻ, ví dụ loại SSSSI CCD hiệu Orion giá 100$.

image032 - Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn - Phần 4

CCD hiệu Orion SSSSI giá 100$

Ngoài ra còn có thể dùng webcam để chụp ảnh thiên văn với chất lượng ảnh khá tốt với các thiên thể sáng như mặt trăng và các hành tinh.

Adapter máy ảnh (Camera adapter):

Adapter đơn giản là bộ chuyển và cố định máy ảnh vào bộ phận lấy nét của kính thiên văn. Khi gắn vào máy ảnh kĩ thuật số (hoặc máy film truyền thống) sẽ thay thế cho CCD phục vụ việc ghi hình nghệ thuật hoặc nghiêng cứu. Các adapter rất đa dạng phù hợp với nhiều loại máy ảnh khác nhau. Giá adapter cũng khá mềm. Lưu ý: Nếu bạn muốn dùng máy ảnh kết hợp adapter để ghi hình thiên văn thì tốt nhất máy ảnh phải thuộc loại bán chuyện nhiệp (d-SLR) hoặc chuyên nghiệp (SLR).

image034 - Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn - Phần 4

Máy ảnh gắn vào kính thông qua Adapter

Ý kiến bạn đọcGửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luậnNhập lại

Tin mới nhất

Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn – Phần 2

Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn – Phần 2

Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn

Ống nhòm ngoài trời, đài quan sát xa nhất
Ống nhòm đêm
Ống nhòm ban ngày