Sự di chuyển ánh sáng trong những kính thiên văn

Cập nhật: 21/09/2020 04:47 - Lượt xem: 1457

Sự di chuyển ánh sáng trong những kính thiên văn

Kính thiên văn khúc xạ

Trong kiểu kính thiên vănkhúc xạ, ánh sáng được hội tụ nhờ một kính hội tụ. Thấu kính thứ  hai làm thị lính. Kính này là kính phân kỳ, dùng để trả trờ lại những  tia sáng hội tụ thành song song để cho  mắt ta nhìn dễ chịu.

Kính loại này có thể to nhất khoảng 1 mét đường kính nhưng chưa chế  ra bao giờ. Cũng không thể chế kính loại này to hơn bởi vì sự sai lệch sẽ quan trọng. Thêm nữa, thấu kính loại này rất nặng nên chúng dẽ đổi dạng do trọng lượng của chúng tạo ra.

Kính thiên văn khúc xạ

Ðường đi của ánh sáng trong kính thiên văn khúc xa (réfracteur)

Kính thiên vănkhúc xạ có 2 cái dở phải được sửa đổi 

Thứ nhất: sai lệch  vì độ cong của khối cầu  của thấu kính không cho phép những  tia sáng hội tụ lại một điểm. Do đó  hình sẽ  mờ.

Thứ hai: sai lệch màu sắc bởi vì  mỗi màu có  điểm hội tụ riêng của nó và một vòng màu sẽ  tạo thành chung quanh vật được quan sát.

Kính phản chiếu Newton


Kính thiên văn  phản chiếu Newton

Nguyên tắc của loại kính dùng gương này được James Gregorygợi ý , nhưng Newton là người đầu tiên  thực hành và xử dụng. Ông dùng  một gương  lồi để  làm hội tụ tia sáng.  Ông đã giải được  sự sai lệch màu sắc. Loại gương này hiện vẫn còn dùng vì  mặc dù có  nhiều hệ thống khác.

Nguyên tắc rất dễ: Ðầu tiên ánh sáng  phản chiếu trở lên nhờ một tấm gương thứ nhất  có dạng parabole, tiếp theo ánh sáng đi lệch  một phía nhờ phản chiếu qua một tấm gương  phẳng nằm nghiêng một góc 45° . Cuối cùng ánh sáng  qua những  thấu kính để  nâng ảnh lên và đến  thị kính. Kính thiên vănphản chiếu đầu tiên  do Newton  làm ra  có  miếng gương đường kính 2,5 m , được trưng bày  năm 1671 

Tấm gương chính lúc đầu được làm bằng thau. Sau đó  nhà hóa học Ðức Justus Liebig đã tìm cách  phủ một lớp bạc mỏng trên thủy tinh.  Ưu điểm của bạc  là   oxyd hóa  chậm hơn thau nhiềun nhưng  vì nếu dùng   gương bằng  bạc ròng thì tốn kém. Cuối cùng, năm 1918 người ta  tìm ra nhôm, phản chiếu ánh sáng được 82% so với 65% của bạc nên  nhôm được dùng để phủ lên gương 

Trong thế kỷ 18, kính thiên văn  càng ngày càng to dần . Kể từ năm 1774, nhiều dụng cụ  rất tốt được William Herschel, người Ðức, sống tại Anh thiết lập. Với một trong những kính thiên văn của  ông, ông đã khám phá ra Uranus(1781), và năm 1789  ông đã hoàn thành một  kính thiên văn phản chiếu có đường kính 122 cm, là  kính thiên văn lớn nhất cho đến năm 1845.

Cassegrain


Kính thiên văn Cassegrain
Trong kính thiên văn Cassegrain, ánh sáng  đến gương chính (parabole lõm) sẽ được phản chiếu đến tâm một gương khác (gương lồi), nơi đây ánh sáng  lại được trả về lại phía dưới để vào thị kính. Ở giai đoạn này , ánh sáng được phản chiếu trong ống xuyên qua một lỗ trong  tâm gương trung tâm và hình ảnh sẽ  được rọi to lên nhờ  thị kính và  những  thấu kính

Kính thiên văn Coudé

Tuy nhiên trong  vài trường hợp nếu không đục  lỗ  tấm kính chính thì  phải dùng thêm một gương thứ hai để hướng  những tia sáng vô thành ống: Ðó là  kính thiên văn  Coudé. Cai hay của  kính này là  nó cho hình ảnh lớn hơn nhiều, ống thì ngắn và dễ xử dụng

Schmidt-Cassegrain



Hành trình của tia sáng trong  kính thiên văn kiểu Schmidt-Cassegrain 
Loại kính lai giống giữa  kính khúc xạ và  kính phản chiếu , đó là kính thiên văn   Schmidt-Cassegrain. Berhard Voldomar Schmidt đã thêm vô  kính Cassegrain  một thấu kính kiểu Schmidt nơi vật kính. Nó  hoạt động như một kính phản chiếu, nhưng thấu kính này có tác dụng làm giảm độ sai lệch hình cầu (aberration sphérique) do gương  gây ra.

Để được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC

Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam
Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (84-024) 37735884 – Fax: (84-024) 37735891
Website: www.tinduc.vn– Email: tdcmail@hn.vnn.vn





Tin mới nhất

Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn – Phần 3

Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn – Phần 3

Đôi điều về cách sử dụng kính thiên văn

Ống nhòm ngoài trời, đài quan sát xa nhất
Ống nhòm đêm
Ống nhòm ban ngày