Chi tiết cấu tạo ống nhòm cơ bản

Cập nhật: 15/09/2017 11:25 - Lượt xem: 7812

Ống nhòm được đóng vai trò như một con mắt giúp ta nhìn mọi vật ở một nơi xa, bởi ống nhòm có thể phóng đại vật thể nào ta muốn nhìn lên để ta quan sát chúng rõ hơn như khi đang ở khoảng cách gần chúng.

Giới thiệu cơ bản về ống nhòm
Ống nhòm được đóng vai trò như một con mắt giúp ta nhìn mọi vật ở một nơi xa, bởi ống nhòm có thể phóng đại vật thể nào ta muốn nhìn lên để ta quan sát chúng rõ hơn như khi đang ở khoảng cách gần chúng.

Về cấu tạo ống nhòm khá đơn giản, được chế tạo từ những chiếc kính hội tụ và gắn kết giữa các kính để tạo nên ống nhòm là bởi những ống trụ làm từ nhựa cứng hoặc kim loại tùy vào nhà sản xuất.

Có rất nhiều loại ống nhòm tùy thuộc và định mức nhà sản xuất muốn tầm phóng xạ ở mức độ như thế nào để chế tạo ra chúng, hầu như những chiếc ống nhòm hay kính viễn vọng… được dùng phổ biến trong đời sống như để đi săn bắn, hay dành cho các nhà thiên văn cổ.



Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ rõ hơn một số chi tiết chính có thể tạo nên ống nhòm như mọi người đã thường thấy.

Cấu tạo của ống nhòm: gồm một hệ thống hai thấu kính hội tụ được đặt đồng trục nhau.

Vật kính: có ứng dụng như tiêu cự F1 rất dài lên đến mấy mét, phần này thường sẽ có đường kính lớn, vật kính đưa ra hình ảnh vật thể quan sát từ xa và đóng vai trò phóng đại hình ảnh ta cần xem.
Thị kính: thì được thể hiện như tiêu cự F2 sẽ ngắn đến vài cm và được sử dụng như kính lúp.
Lăng kính: phần này sẽ nằm phía bên trong ống nhòm với nhiệm vụ đảo chiều vật thể từ trạng thái ngược về trạng thái bình thường có thể nhận ra dạng vật thể rồi chuyển vào vật kính.
Riêng đối với lăng kính có 2 loại bố trí trong chiếc ống nhòm là : Roof và Porro.

Bố trí theo kiểu Roof thì các lăng kính sẽ bố trí thẳng hàng với nhau, thẳng hàng với vật kính và thị kính luôn. Đối với cách bố trí này sẽ làm cho kích thước của ống nhòm gọn hơn bởi chúng được đưa về dạng hình ống đơn thường thấy của loại monocular. Theo kiểu Roof như này tuy vẫn không làm giảm chất lượng hình ảnh nhưng giá thành để chế tạo thì thường sẽ cao hơn. Do kiểu này được chế tạo là phức tạp hơn nhiều, yêu cầu về tính chính xác trong sản xuất cũng cao hơn nên khiến giá cả của loại ống nhòm này cũng bị đẩy lên cao.

Bố trí kiểu Roof
Bố trí theo kiểu Porro là hai lăng kính sẽ được đặt lệch nhau, không nằm trên cùng đường thẳng. Đối với cách bố trí này sẽ làm tăng kích thước chiều ngang của ống nhòm nhưng lại giảm kích thước bố trí theo chiều dài. Cách chế tạo theo cách này thường cho chất lượng cao hơn cách bố trí theo kiểu Roof, với hình ảnh sắc nét hơn.

cấu tạo của ống nhòm
Bố trí kiểu Porro

0f8aede1699b71bc7aaad189216f36436g
Khái quát về cấu tạo ống nhòm với 2 kiểu Porro và Roof
Qua đây ta có thể thấy quá trình chế tạo lăng kính không phải lúc nào cũng đồng nhất một kiểu, thế nên khi mua nên thử trực tiếp một số loại thấy chiếc nào mà bản thân cảm thấy ưng ý rồi hãy chọn mua.

Cách lựa chọn loại ống nhòm tốt dựa trên cấu tạo của ống nhòm
Nên chọn ống nhòm 2 mắt hơn là loại 1 mắt.

Lăng kính hiệu là BK-4 hiện đang là loại tốt nhất, cho ta hình ảnh đẹp hơn, tươi sáng và nét hơn. Còn đối với BK-7 kém hơn chút nên sẽ thường dùng để chế tạo ra ống nhòm có giá trị trung bình.

Thông thường các nhà phân phối sẽ không cung cấp cho người mua về thông tin sản phẩm, vì giữa BK-7 và BK-4 không khác nhau quá nhiều với mắt thường khó phân biệt được.

Chất lượng của ống nhòm chủ yếu phụ thuộc cả vào chất lượng quang học và cơ học. Chất lượng quang học ở đây được hiểu là chất lượng của các thấu kính, lăng kính, độ mài nhẵn và đánh bóng, chất lượng của lớp phủ chống chói. Còn với chất lượng cơ học là kỹ thuật lắp ráp các thấu kính vào thân, độ chính xác về khoảng cách giữa các thấu kính và độ chính xác ổn định khi trượt các thấu kính dành riêng cho loại ống nhòm có zoom.

Nếu bạn muốn chọn mua ống nhòm tốt đầu tiên ta cần xem xét về độ phóng đại của ống nhòm. Tuy nhiên bạn có thể hiểu rằng độ phóng đại càng lớn thì khối lượng ống nhòm cũng sẽ tăng theo tỷ lệ thuận với độ phóng đại. Điều này được quan tâm nhất khi mua hàng bởi người sử dụng muốn mua nhằm mục đích gì, nếu chỉ mua để cầm tay quan sát thì ta chọn sao cho hợp lý nếu không ta muốn dùng loại lớn thì bạn nên mua thêm tripod cho ống nhòm của bạn.

Ý kiến bạn đọcGửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luậnNhập lại

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức ống nhòm đêm cho người mới

Cẩm nang kiến thức ống nhòm đêm cho người mới

Bạn đã từng mong muốn có thể nhìn xuyên đêm để có thể trở thành một chiến binh giám sát hay một người điệp viên như trên phim, thế thì bạn nên tìm đến ống nhòm ban đêm, trước kia ống nhòm hồng ngoại không được sử dụng ra đời sống mà chỉ được sử dụng để làm việc, nhưng nay ai cũng có thể được sở hữu cho riêng mình. Hãy cùng shoptech.vn tìm hiểu về ống nhòm hồng ngoại, đây là một trong những nội dung mà người mới luôn tìm kiếm để hiểu hơn về cách thức hoạt động, công dụng của chúng cũng như cách bảo quản để chiếc ống nhòm được bền bỉ với môi trường.

Ống nhòm ngoài trời, đài quan sát xa nhất
Ống nhòm đêm
Ống nhòm ban ngày