Chất liệu thủy tinh được người nguyên thủy khám phá ra vào những năm 3500 năm trước Công nguyên , nhưng phải mất tận 5000 năm nữa con người mới biết tạo hình thủy tinh thành thấu kính như bây giờ. Chính nhờ công của một người Hà Lan tên Hans Lippershey (1570 – 1619) mà chiếc ống nhòm thật sự thành hình dùng cho hàng hải và là nguồn gốc của chiếc kính thiên văn sau này.
Galileo Galilei không chỉ ghi tên lịch sử nhờ thuyết Nhật tâm của mình mà ông còn góp công lớn cho việc vận dụng kính thiên văn vào hoạt động nghiên cứu. Ông là người đầu tiên miêu tả được mặt trăng, khám phá ra 4 tiểu hành tinh quanh sao thổ.. tất cả nhờ vào sự sáng tạo khi lắp hai thấu kính xem kịch (opera) thành một đường thẳng để tăng độ khuyến đại ánh sáng. Mặc dù sáng kiến này chỉ cho kết quả giới hạn: độ phóng đại chỉ gấp 30 lần bình thường cũng như tầm nhìn bị thiết hụt, nhưng kết quả đó cũng rất đáng khích lệ trong thời đại của ông.
Galileo và chiếc kính thiên văn nguyên thủy
Sau đó, Issac Newton lại cải tiến chiếc kính thiên văn nguyên thủy này bằng thiết kế thấu kính có bề mặt cầu lồi để bắt sáng tốt hơn và dễ tập trung tiêu điểm hơn. Nhờ đó chiếc kính thiên văn có thể khuyến đại vật thể lên gấp triệu lần. Ứng dụng này đã được triển khai ở đài quan sát thiên thể đặt tại Nga vào năm 1974.
Sau quá trình phát triển rực rỡ của kính thiên văn, ống nhòm ra đời như một sản phẩm nhỏ gọn mà mọi người đều có thể tiếp cận. năm 1825, kiểu dáng chiếc ống nhòm có hai ống nhìn được nối với nhau bởi một khung càng được ra mắt và kiểu dáng này được giữ mãi đến ngày hôm nay.