
Từ ngoài cổng đi vào đài thiên văn ta nhìn thấy trước tiên tượng của James Deanvà Sundial(Solar System Lawn Model). James Dean là một ngôi sao điện ảnh chết trẻ năm 24 tuổi, nhưng đã kịp nổi tiếng với bộ phim cổ điển “Rebel Without a Cause“, năm 1955, lấy bối cảnh ở Griffith Observatory.

Sundiallà một mô hình đồng hồ mà nguyên lý hoạt động dựa vào sự xoay và di chuyển của trái đất trong Thái Dương Hệ. Khi có tia nắng rọi đến, bóng của sợi dây trên vòng tròn kim loại sẽ chỉ đúng theo giờ trên đồng hồ. Quanh đài thiên văn có đặt những ống nhòm. Từ đây có thể quan sát trọn vẹn thành phố Los Angeles xa xa dưới chân đồi.


Sơ đồ đài thiên văn Griffith

Bên trong có rất nhiều hình ảnh, mô hình các hiện tượng thiên nhiên, vật lý trên trái đất, trong thái dương hệ, giải ngân hà và cả vũ trụ.Không chỉ trẻ con, mà cả người lớn có thể biết được rất nhiều điều về thế giới tự nhiên mà ta đang sống khi tham quan đài thiên văn (nếu mình có nhiều thời gian và … đủ chữ, để đọc các giải thích hết sức ngắn gọn). Bảng tuần hoàn các nguyên tố, những đơn vị vật chất đầu tiên cấu tạo nên Trái đất. Sự hình thành ngày và đêm, thủy triều, các mùa… đều được mô hình hóa từ các chuyển động thật của Trái đất quanh Mặt trời. Trẻ con thường được cha mẹ đưa vào xem và chỉ cho biết (đến bao giờ trẻ con ở VN mới được hưởngnhững điều như vậy!).

Toàn cảnh bên ngoài đài thiên văn, phía xa là Beverly Hills. Tòa nhà tròn, Samuel Oschin Planetarum, nơi đặt kính viễn vọng có thể nhìn đến cả Mặt trăng và các Thiên thể khác trong Thái Dương Hệ.